Hen phế quản dân gian thường hay gọi là hen suyễn. Thường khi bệnh tái phát sẽ có cảm giác tức ngực, khó thở, thở khò khè và ho dai dẳng không dứt gây khó khăn cho người bệnh. Vậy còn
hen phế quản bội nhiễm là như thế nào? chẩn đoán và điều trị hen phế quản bội nhiễm ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Xem thêm:
Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng, lây sang và thấm vào. Chúng ta có thể hiểu bội nhiễm là ngoài bệnh lý chính, người bệnh còn nhiễm thêm một hay nhiều vi trùng, virus khác trên bệnh lý nền.
Bệnh hen phế quản bội nhiễm là một nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra trên bệnh nền là hen phế quản và thường đến sau mỗi đợt hen. Lúc này dịch hô hấp sẽ tồn tại vi khuẩn, hiện tượng ứ đọng dịch hô hấp gây ứ trệ quá trình lưu thông dịch dẫn đến hen bội nhiễm
Hen phế quản bội nhiễm nếu không được điều trị sớm và đúng cách tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm, có thể nguy hại đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Đặc biệt bệnh thường gặp đối với trẻ em, các bậc phụ huynh không chú ý theo dõi thì vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
Biến chứng bệnh hen phế quản bội nhiễm
+ Viêm phế quản.
+ Khí phế thũng.
+ Tâm phế mãn tính.
+ Suy hô hấp.
+ Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não.
+ Xẹp phổi.
+ Tràn khí màng phổi.
Điều trị hen phế quản bội nhiễm
Điều trị hen phế quản bội nhiễm đối với người lớn hay trẻ em, trong từng trường hợp cụ thể mà được chỉ định phác đồ chữa trị thích hợp. Ngoài các loại thuốc chữa hen phế quản thường dùng như: Thuốc giãn phế quản albutamoi dạng xịt (Ventolin 100mcg), Terbutalin, Salbutamol (Bricanyl), Corcitoid đường phun hít,…
Thì khi có biểu hiện nhiễm trùng của bội nhiễm hen phế quản thì bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh như: cefotaxim 1g hoặc ceftazidim và phối hợp với nhóm aminoglycosid hoặc fluoroquinolon (ciprofloxacin, levofloxacln, moxifloxacin,…).
Ngoài việc điều trị bằng thuốc người bệnh cần chú ý Tránh hít khói thuốc, không hút thuốc, tránh khói bếp than, các mùi hắc, không nuôi chó, mèo; chú ý vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; tránh các thức ăn dị ứng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế các hoạt động thể lực,… để dự phòng.
Hen phế quản bội nhiễm là căn bệnh nguy hiểm, phức tạp cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét