Làm gì để giảm đau khớp háng bên phải?

16:53 |
Đau khớp háng bên phải khiến bệnh nhân đau nhức, đi lại khó khăn. Để chủ động điều trị chữa viêm khớp háng phải, không phải chịu đựng những cơn đau nhức, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán sớm. Việc chẩn đoán sớm và toàn diện có ý nghĩa to lớn trong việc phòng tránh tổn thương nặng cho khớp xương quan trọng này.

Đau khớp háng bên phải có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ tại bệnh viện An Việt đau khớp háng bên phải là tình trạng phổ biến hiện nay mà cả người già lẫn trẻ em thường hay gặp phải. Tuy nhiên, đa phần mọi người vẫn chủ quan và sống chung với bệnh mà không có bất kỳ tìm hiểu nào về bệnh.

Người bị viêm khớp háng bên phải có thể nhận biết bệnh qua chứng đau nhức có khi âm ỉ, có khi lại dữ dội, sưng tấy ở vùng khớp háng, cứng khớp, xuất hiện các tiếng kêu lạo xạo, làm biến dạng khớp và có thể sốt nhẹ. Làm hạn chế khả năng vận động cười bệnh.

Hệ thống gân cơ, dây chằng này có thể bị căng, giãn hoặc rách khi người bệnh tập gym, đá banh, chạy bộ, leo cầu thang… Ngoài ra hiện tượng đau khớp háng bên phải còn hình thành khi bệnh nhân bị mắc các bệnh về xương khớp như: thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng, đau xương chậu, đau xương cụt…

đau khớp háng bên phải
Các cơn đau hông và háng là dấu hiệu viêm khớp háng bên phải

Bệnh viêm khớp háng phải là bệnh lành tính xong nó không chỉ dừng lại ở những cơn đau cơ khớp háng mà thường biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh mất khả năng vận động và bị liệt. Bởi khi để bệnh lâu ngày, các tổn thương từ nhẹ sẽ dần lan rộng ra, các mô cơ, dây chằng có thể bị teo lại. Khi đó cả chi dưới sẽ bị ảnh hưởng, yếu dần, mất sức đi đứng không vững, chân bên phải bị run, tê dần rồi bại liệt.
Vì thế bệnh viêm khớp háng phải có nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh nếu không muốn đối mặt với biến chứng nguy hiểm về sau, cách tốt nhất, khi bị đau khớp háng bên phải phải đi khám và điều trị ngay trước khi có những chuyển biến nặng.

Nguyên nhân gây viêm khớp háng phải

+ Do thoái hóa khớp háng: Hậu quả của hiện tượng ăn mòn khớp, gặp nhiều ở người cao tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở một bên khớp háng, ở một thời điểm nhất định. Khi bệnh tiến triển nặng, lớp sụn khớp mất dần, khe khớp hẹp lại, xuất hiện nhiều gai xương. Viêm khớp háng phải hay trái sẽ làm hạn chế biên độ vận động của háng
+ Do viêm khớp dạng thấp: Khác với thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới khớp trong một thời gian. Ban đầu bệnh sẽ làm khớp bị sưng, đau, cứng khớp. Lâu dần sẽ gây viêm khớp háng phải và biến dạng khớp.
+ Do thoái hóa sau chấn thương
+ Do hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
+ Do các nguyên nhân khác

Triệu chứng nhận biết đau khớp háng bên phải

Bệnh nhân sẽ nhận thấy dấu hiệu đau khớp từ từ tăng dần, xuất hiện thoáng qua rồi biến mất. Đau khớp chỉ xuất hiện khi bạn đi bộ thời gian dài, khi gấp háng hoặc khi leo cầu thang.
Nếu bệnh viêm khớp háng phải tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi ngồi, nằm hoặc thậm chí khi ngủ.
Cơn đau sẽ kéo dài hơn, thường xuyên hơn khi bệnh đã tiến triển nặng.
Khi ngồi ghế cảm thấy khó khăn hơn, khi leo cầu thang, xuống xe,… đều gây ra tình trạng đau khớp háng bên phải.

Phải làm gì khi bị đau khớp háng phải?

Khi cảm thấy bản thân có triệu chứng về bệnh viêm khớp háng phải, người bệnh cần bình tĩnh xử lý đúng quy trình để đảm bảo được chữa trị kịp thời và đạt hiệu quả như mong muốn.

đau khớp háng bên phải
Phải làm gì khi bị đau khớp háng phải?

– Khi có triệu chứng cần thăm khám bác sĩ không để tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Khi bác sĩ chỉ định phương pháp, lộ trình điều trị nên thực hiện nghiêm túc để, điều trị nhanh đạt hiệu quả. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị như tây y, đông y, thực phẩm chức năng… để người bệnh có thể áp dụng.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

– Ngay khi bị đau khớp háng bên phải, người bệnh nên tiến hành nghỉ ngơi, hạn chế các vận động mạnh và đi lại nhiều. Có thể chườm nóng để giảm đau tạm thời, tắm nước ấm ngâm mình trong bồn tắm để được thư giãn.
– Khi bị đau khớp háng tuyệt đối không tập, chơi các môn thể thao yêu cầu nhiều sức mạnh từ khớp như cử tạ, ngồi xổm, chạy, bật nhảy… người bệnh có thể chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập các bài vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của chuyên viên.
– Có một chế độ ăn uống hợp lý cân bằng dinh dưỡng và cân nặng bổ sung càng nhiều canxi, càng nhiều chất đạm ăn nhiều rau xanh, hoa quả tránh ăn đồ mặn nhiều purin, đồ ăn dầu mỡ, chất cồn và chất kích thích…

Dùng thuốc giảm đau

-Một số loại thuốc không steroid có tác dụng kháng viêm như aspirin, ibuprofen, giúp người bệnh kiểm soát cơn đau tốt hơn. Những loại thuốc này có thể sử dụng liên tục trong một thời gian dài, chỉ sử dụng khi đau mỏi và theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số tác dụng phụ của thuốc như: nôn, buồn nôn, loét, chảy máu dạ dày,…

Điều trị đau khớp háng bên phải bằng phẫu thuật

Bác sĩ sẽ điều trị viêm khớp háng phải bằng các biện pháp bảo tồn trên, nếu tình trạng không cải thiện thì sẽ chỉ định phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, bán phần hoặc hàn cứng khớp.
Trên đây là những thông tin bổ ích được các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh Viện An Việt chia sẻ về vấn đề bệnh viêm khớp háng phải có nguy hiểm không, và phải làm gì khi bị bệnh đau khớp háng phải, mọi người có thể tham khảo và lưu ý một số điều để khi cần có thể áp dụng. Mọi thắc mắc xin liên hệ tại trang web chính thức coxuongkhopanviet.com hoặc hotline 1900.2838 để được hỗ trợ giải quyết nhanh nhất.
#đaukhớphángbênphải #benhvienanviet #coxuongkhopanviet #coxuongkhopanviet1etruongchinh
Read more…

Viêm dây thần kinh cánh tay và những điều cần biết

21:34 |
Viêm dây thần kinh cánh tay là hiện tượng bệnh lý không thể xem thường. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình có thể kể đến như chứng thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, hoặc các chấn thương cổ vai và cánh tay… Bệnh nhân thường có cảm giác đau lan khắp vùng cánh tay dọc theo dây thần kinh rất khó chịu, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

Nguyên nhân của chứng viêm dây thần kinh cánh tay

Chứng viêm dây thần kinh cánh tay có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có thể liệt kê một số cái tên phổ biến chiếm tỷ lệ cao nhất bao gồm:
- Chấn thương vùng vai, cổ, gáy, cánh tay: trong quá trình sinh hoạt, lao động những chấn thương này có thể làm xương đòn bị rạn, gãy gây sức ép lên dây thần kinh cánh tay, không được chữa trị ngay sẽ gây viêm dây thần kinh cánh tay.
Viêm đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm sẽ khiến dịch rỉ ra ngoài và chèn ép dây thần kinh cánh tay dẫn đến viêm.
Biến chứng liệt sau ca phẫu thuật tay cũng được xét đến như một nguyên nhân của viêm dây thần kinh cánh tay.
Lão hóa do tuổi tác: đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất của chứng viêm dây thần kinh trong đó có viêm dây thần kinh cánh tay. 

Các triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh cánh tay

Những biểu hiện, triệu chứng ban đầu của viêm dây thần kinh cánh tay tương đối đơn giản và có phần không điển hình như là đau cánh tay, nhức nhối, khó chịu. Theo thời gian, cơn đau sẽ xảy đến với tần suất dày đặc hơn, cường độ cũng mạnh và dữ dội hơn.
Khi cầm nắm hoặc xách vật nặng, cánh tay sẽ rất đau nhức
Lâu dần, khi vận động bình thường, cánh tay cũng sẽ trở nên cứng và đau. Bệnh nhân thường thấy rất bất tiện khi sinh hoạt, làm việc.
Giai đoạn bệnh đã chuyển nặng, tay sẽ bị thoái hóa khớp, teo cơ và liệt nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Điều trị viêm dây thần kinh cánh tay

Viêm dây thần kinh cánh tay có thể điều trị theo các Tây hoặc Đômg y. Ban đầu đối với những cơn đau dạng nhẹ, không quá nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau để cắt cơn tạm thời và cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá loại thuốc này vì sẽ gấy rất nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
Ngoài ra, châm cứu cũng là một biện pháp điều trị viêm dây thần kinh cánh tay theo Y học cổ truyền đem lại hiệu quả tương đối cao. Châm cứu giúp các mạch máu được lưu thông, điều hòa khí huyết, giảm cảm giác đau, khiến người bệnh dễ chịu hơn. Thực tế cho thấy, nếu đều đặn thực hiện phương pháp châm cứu sẽ điều trị được dứt điểm.
Read more…

Biến chứng nguy hiểm hen phế quản bội nhiễm

01:09 |
Hen phế quản dân gian thường hay gọi là hen suyễn. Thường khi bệnh tái phát sẽ có cảm giác tức ngực, khó thở, thở khò khè và ho dai dẳng không dứt gây khó khăn cho người bệnh. Vậy còn hen phế quản bội nhiễm là như thế nào? chẩn đoán và điều trị hen phế quản bội nhiễm ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Xem thêm: 



Hen phế quản bội nhiễm là gì?

Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng, lây sang và thấm vào. Chúng ta có thể hiểu bội nhiễm là ngoài bệnh lý chính, người bệnh còn nhiễm thêm một hay nhiều vi trùng, virus khác trên bệnh lý nền.

Bệnh hen phế quản bội nhiễm là một nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra trên bệnh nền là hen phế quản và thường đến sau mỗi đợt hen. Lúc này dịch hô hấp sẽ tồn tại vi khuẩn, hiện tượng ứ đọng dịch hô hấp gây ứ trệ quá trình lưu thông dịch dẫn đến hen bội nhiễm
Hen phế quản bội nhiễm nếu không được điều trị sớm và đúng cách tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm, có thể nguy hại đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Đặc biệt bệnh thường gặp đối với trẻ em, các bậc phụ huynh không chú ý theo dõi thì vô cùng nguy hiểm cho trẻ.

Biến chứng bệnh hen phế quản bội nhiễm

+ Viêm phế quản.
+ Khí phế thũng.
+ Tâm phế mãn tính.
+ Suy hô hấp.
+ Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não.
+ Xẹp phổi.
+ Tràn khí màng phổi.

Điều trị hen phế quản bội nhiễm

Điều trị hen phế quản bội nhiễm đối với người lớn hay trẻ em, trong từng trường hợp cụ thể mà được chỉ định phác đồ chữa trị thích hợp. Ngoài các loại thuốc chữa hen phế quản thường dùng như: Thuốc giãn phế quản albutamoi dạng xịt (Ventolin 100mcg), Terbutalin, Salbutamol (Bricanyl),  Corcitoid đường phun hít,…

Thì khi có biểu hiện nhiễm trùng của bội nhiễm hen phế quản thì bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh như:  cefotaxim 1g hoặc ceftazidim và phối hợp với nhóm aminoglycosid hoặc fluoroquinolon (ciprofloxacin, levofloxacln, moxifloxacin,…).

Ngoài việc điều trị bằng thuốc người bệnh cần chú ý Tránh hít khói thuốc, không hút thuốc, tránh khói bếp than, các mùi hắc, không nuôi chó, mèo; chú ý vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; tránh các thức ăn dị ứng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hạn chế các hoạt động thể lực,… để dự phòng.

Hen phế quản bội nhiễm là căn bệnh nguy hiểm, phức tạp cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Read more…

Bệnh hen suyễn nên ăn gì?

00:58 |
 Những cơn khó thở, ho đau nặng ngực bệnh hen khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Để điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh cũng cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát bệnh. Vậy bệnh hen suyễn nên ăn gì kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh.


Hen suyễn hay còn gọi là bệnh hen phế quản biểu hiện bằng những cơn ho, thở khó, thở khò kèm tiếng ran rít hay đau nặng ngực. Bệnh được phát sinh và tái phát có sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và di truyền. Để điều trị bệnh hen hiệu quả cũng như hạn chế tối đa khả năng bệnh tái phát cần thuốc đúng chỉ định, đồng thời đảm bảo môi trường sống trong lành, tránh các dị nguyên,… Đồng thời cũng nên có chế độ ăn uống hợp lý hơn giúp đối phó với bệnh đường hô hấp mãn tính này hiệu quả hơn.

Xem thêm: 

Bệnh hen suyễn nên ăn gì?


– Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: vitamin C, vitamin E, glutathione, beta-caroten là tiền chất vitamin A,… được coi là những dưỡng chất có thể tác động đến ác phản ứng viêm trong cơ thể. Nếu bạn tăng cường dùng chúng vào thực đơn hàng ngày sẽ tác động đến việc co giãn cơ trơn, tính thấm thành mạch và sự bài tiết chất nhầy,… Do đó, sẽ rất hữu ích khi dùng chúng, đặc biệt là nên bổ sung 2g vitamin C tự nhiên mỗi ngày.

– Thực phẩm giàu omega 3: Loại chất béo lành mạnh này được coi là “vũ khí” giúp điều trị và phòng bệnh hen hiệu quả. Bởi chúng được nghiên cứu có khả năng giảm bớt tình trạng viêm đường hô hấp, giúp các triệu chứng hen suyễn được cải thiện dễ dàng hơn. Rau xanh, dầu hạt cải, viên dầu cá hoặc các loại cá biển như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ,… được coi là dồi dào hàm lượng omega 3 bạn nên bổ sung. Tuy nhiên, nếu bạn có cơ địa dị ứng với cá thì nên tránh xa nhé!
– Thực phẩm giàu magie: Có thể tìm thấy magie trong các loại rau xanh, các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng), các loại hạt (hạt bí, hạt điều, hạt dẻ), cà chua, chuối, atiso, ngũ cốc nguyên cám,… Magie có công dụng kháng viêm và giãn cơ trơn nên thật sự tốt cho bạn đấy

Bệnh hen suyễn nên kiêng ăn gì?


Trái cây sấy khô

Nhiều loại trái cây sấy khô có sulfite, đó là chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm và là một trong các chất phụ gia trong thực phẩm không có lợi cho nhiều người bị bệnh hen suyễn.
Nên chú ý đọc các từ như "kali bisulfit" và "sodium sulfite" trên những gói quả sấy khô như quả anh đào hoặc quả mơ, tránh dùng những loại quả đóng gói này ở bệnh nhân hen suyễn, vì chúng có thể gây ra đợt kịch phát của bệnh hen suyễn.

Rượu hay bia

Nhiều loại rượu vang và bia cũng chứa chất sulfite, không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng histamine trong rượu vang có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi và thở khò khè.

Tôm đông lạnh


Tôm đông lạnh hoặc chế biến sẵn có thể nguy hiểm cho người mắc bệnh hen suyễn. Tôm đông lạnh và hải sản đông lạnh khác thường chứa sulfite không có lợi cho bệnh hen suyễn.

Dưa chuột muối

Dưa chuột muối thường chứa chất bảo quản sulfite. Sulfite cũng thường có mặt trong các loại thực phẩm lên men khác như dưa bắp cải chẳng hạn. Thay vì ăn thực phẩm muối chua, bạn có thể thay thế bằng salad.

Khoai tây đóng gói hoặc chuẩn bị sẵn

Loại thực phẩm đóng gói này có thể chứa chất chất bảo quản như natri bisulfit không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn.

Mứt anh đào ngâm

Loại thực phẩm này trông rất đẹp mắt, giống như đồ trang sức sáng màu trong một lọ thủy tinh, nhưng bất cứ ai bị hen suyễn dễ nhạy cảm với sulfite thì không nên ăn. Trái cây đóng hộp và các loại nước ép trái cây đóng chai, chẳng hạn như chanh ép, có thể cũng chứa chất bảo quản làm kích hoạt cơn co thắt  phế quản hoặc các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện các triệu chứng hen suyễn, hỗ trợ điều trị kiểm soát hen hiệu quả, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Bên cạnh ăn uống, người bệnh cần kết hợp với việc tập thể dục đều đặn, thường xuyên; tiêm vaccin phòng cúm, tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ.

Hy vọng bài viết trên giải đáp câu hỏi “người bị hen suyễn không nên ăn gì “ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc cơ thể của mình thật chu đáo để có một sức khỏe tốt nhất.
Read more…

Có một bí mật là phổi ngựa chữa hen suyễn vô cùng hiệu quả

20:47 |
Được biết đến là một trong những động vật quý hiếm từ xưa đến nay bởi các bộ phận của ngựa có tác dụng vô cùng to lớn trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nguy hiểm cho mọi người, mọi lứa tuổi. Và một trong số bài thuốc quý đó chính là phổi ngựa chữa hen suyễn vô cùng an toàn và hiệu quả, vậy cách chữa và công dụng tuyệt vời của phổi ngựa  như nào cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
 

Phổi ngựa – Vị cứu tinh cho người hen suyễn

Hen suyễn là một trong những căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm đối với người Việt. Đặc biệt là ở người lớn tuổi, bởi mỗi khi giao mùa hay trái gió trở trời thì hiện tượng đau ốm, hen suyễn, đau nhức xương khớp… Chính vì thế, những thực phẩm chức năng chính là vị cứu tinh cho mọi người và phổi ngựa cũng là một trong số đó. Với tác dụng vô cùng tốt trong việc điều trị các bệnh viêm phế quản, các chứng bệnh hen suyễn, chỉ cần dùng phổi ngựa ngâm với mật ong theo đúng liều lượng sẽ có hiệu quả tuyệt vời trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, nếu như bị bệnh viêm phổi hay bệnh ho mà lâu năm vẫn chưa chữa khỏi thì phổi ngựa cũng chính là giải pháp tuyệt vời mà người bệnh nên dùng để điều trị. Tuy có tác dụng tốt cho người bệnh về đường hô hấp nhưng không nên lạm dụng cho trẻ nhỏ, trước khi dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Đặc biệt, trong quá trình sử dụng phổi ngựa chữa hen suyễn tuy không gây tác dụng phụ và vô cùng an toàn cho người dùng, nhưng mỗi người sẽ có những chuyển biến khác nhau việc khỏi nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Bí quyết ngâm phổi ngựa chữa hen suyễn


Khi sử dụng phổi ngựa để điều trị bệnh hen suyễn, người bệnh cần cắt phổi ngựa thành những miếng nhỏ sao cho mỗi miếng tầm 2-3cm, rồi sau đó trộn sao cho cứ  1kg phổi sẽ dùng 500ml cồn 90 đốt, lưu ý trong khi đốt cần phải đảo đều. Đặc biệt, khi cồn cháy hết nên để nguội rồi sau đó cho vào bình, rồi đổ 5 lít mật ong vào ngâm, để sau 100 ngày là có thể mang ra sử dụng được.

Khi sử dụng cần lưu ý:
- Đối với trẻ em mỗi lần dùng chỉ cần 1 thìa cafe pha với nước ấm 50 độ, mỗi ngày dùng 2 lần. Trong trường hợp bị nặng có thể dùng 3-4 lần trong ngày.
Đối với người lớn thì mỗi lần cũng dùng khoảng 1 thìa café và dùng 3-4 lần trong ngày.

Như vậy, dùng phổi ngựa chữa hen suyễn bằng cách ngâm mật ong vô cùng hiệu quả và an toàn vệ sinh. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho những người bị bệnh có thể nhanh chóng khỏi bệnh để hạnh phúc vẹn tròn.
Read more…

Mẹo chữa hen suyễn bằng chanh hiệu quả

00:43 |
Từ xưa đến nay, chanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Không chỉ được dùng làm gia vị, làm đẹp mà còn có thể chữa hen suyễn bằng chanh vô cùng an toàn và hiệu quả.Vậy chữa hen bằng cách nào, hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: 


Chữa hen suyễn bằng chanh, tin được không?


Được đánh giá là “thần dược” giúp chữa trị các căn bệnh vô cùng hiệu quả và hen suyễn là một trong số đó. Theo thống kê của các nhà khoa học hiện nay, có khoảng 300 triệu người bị bệnh hen suyễn trên thế giới và con số này tăng lên hàng ngày đặc biệt là đối với  các nước kém phát triển. Vậy phòng chống được bệnh bằng chanh thực sự có hiệu quả?

 - Thứ nhất, chanh là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, trong đó có:
- Vitamin C: Đây là một trong những vitamin quan trọng  và là chất chống oxy hóa tuyệt vời nhất. Bởi nó giúp tăng cường hệ miễn nhiễm và giúp cơ thể chống lại những vi khuẩn có hại. Nhờ đó, mà người ta thường hay dùng chanh để chữa các bệnh về tiêu hóa, răng miệng, huyết áp…

- Kali: Đây là một trong những thành phần giúp giảm huyết áp và có tác động tích cực sức khỏe tim mạch.

- Vitamin B6: Đây là thành phần quan trọng giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng.

 - Thứ hai, trong thành phần của chanh có chứa Axit citric đây là một trong những  chất quan trọng cho năng lượng cơ thể. Chất này giúp làm sạch và tăng hoạt động cho phổi đồng thời giúp cho bệnh nhân bị hen thở dễ hơn. Chính những thành  phần cấu tạo chống oxy hóa này đã chặn các yếu tố gây dị ứng, hạ bớt nguy cơ hen ở người bệnh.

 - Thứ ba, trong chanh còn có chất limonene trong dầu chanh, chất này có khả năng phòng ngừa viêm nhiễm và tổn thương đường hô hấp. Theo đó, mỗi ngày bạn chỉ cần uống một cốc nước chanh sẽ giúp giải khát cơ thể vô cùng hiệu quả hơn nữa còn là  một bài thuốc chữa hen suyễn độc đáo.

Các cách chữa hen suyễn bằng chanh hiệu quả


Cách 1: Bạn có thể pha  một quả chanh vào một  bình nước rồi đem theo dùng cả ngày. Bởi nước chanh sẽ có hiệu quả diệt trùng nhờ đó giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn làm bạn thở dễ dàng hơn.

Cách 2: Bạn cũng có thể dùng chanh pha với nước ấm vào mỗi buổi sáng thay vì dùng cà phê. Uống nước chanh ấm buổi sáng không những giúp thanh lọc cơ thể mà còn giúp bạn khỏe khoắn cả ngày.

Cách 3: Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước chanh cùng với các loại nước nước số hay nước chấm để dùng cho các món sa lát, cá, thịt… không những  tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp bạn khỏe mạnh hơn.

Như vậy, chanh có vai trò vô cùng quan với mọi người. Hi vọng với những chia sẻ mẹo chữa hen suyễn bằng chanh trên đây sẽ giúp cho những ai đang bị bệnh hen tìm được phương pháp chữa trị an toàn và hiệu quả nhất.

Read more…

Bấm huyệt chữa hen suyễn tự thực hiện như thế nào?

23:36 |
Hen suyễn là bệnh mãn tính nhưng thường xuất hiện thành cơn cấp kịch phát ở những mức độ khác nhau, nặng có thể đe dọa đến cả tính mạng người bệnh. Để ngăn chặn cơn hen, ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân và người thân chăm sóc cần nắm được một số phương pháp bấm huyệt đơn giản để sử dụng khi khẩn cấp. Bấm huyệt chữa hen suyễn có thể được thực hiện như sau:



 1. Bấm huyệt Thiên Đột

Vị trí đầu tiên có thể bấm huyệt chữa hen suyễn là thiên đột - giữa chỗ lõm ở bờ trên xương ức. Bạn có thể dùng ngón tay ấn day huyệt nay trong vòng 2 phút. Thiên đột có tác dụng hóa đờm, tuyên phế, khai âm, lợi yết và điều khí, chủ trị: nấc, ợ, đau họng, mất tiếng độ ngột, ho suyễn… 

Bạn đọc tham khảo: Chữa hen suyễn bằng gừng

 2. Bấm huyệt Toàn Cơ

Huyệt toàn cơ nằm tại điểm giao nhau bởi đường dọc giữa xương ức và đường ngang bờ trên của khớp ức - xương sườn thứ nhất. Dùng tay day huyệt này 2 phút chủ trị đau tức ngực và ho suyễn.

 3. Bấm huyệt Quan Nguyên chữa hen suyễn

Huyệt Quan Nguyên nằm dưới rốn 3 thốn và cách xương mu 2 thốn. Dùng ngón tay day huyệt này 2 phút có tác dụng bổ khí, bổi thận, hồi dương, ổn định cơ tim, cải thiện huyết động học, tăng cường lưu lượng máu, nâng cao sức chịu đựng của cơ thể nếu có oxy, điều tiết miễn dịch.

 4. Bấm huyệt Đản Trung chữa hen suyễn

Huyệt Đản Trung nằm tại điểm giao nhau của đường giữa xương ức với đường ngang 2 đầu núm vú (với nam giới) hoặc với đường ngang bờ trên 2 khớp ức thứ 5 (ở nữ giới). Dùng ngón tay ấn day huyệt này 2 phút, chủ trị đau tức ngực, hen suyễn với các triệu chứng: ho, nấc, khó thở, khò khè...

Xem thêm: chữa bệnh hen suyễn bằng thuốc nam hiệu quả

 5. Xoa ngực

Xoa ngực cũng được cho vào danh sách các cách bấm huyệt chữa hen suyễn. Dùng cả bàn tay xoa theo chiều ngang từ phải sang trái và ngược lại, không nên xoa quá mạnh, khoảng 100 - 120 lần/ 60 giây cho đến khi ngực nóng lên.

 6. Vỗ ngực

Dùng tay phải vỗ ngực trái và ngược lại, mỗi bên vỗ 10 lần. Khi vỗ, bàn tay khép chặt, hơi khum để có hơi.

 7. Xoa sườn

Dùng 2 bàn tay xoa sườn cùng nên theo chiều từ trên xuống dưới, đồng thời cả 2 bên, mỗi bên khoảng 50 lần.

Với bấm huyệt chữa hen suyễn, cơn hen sẽ được hạn chế và chặn đứng ngay lập tức, khiến bệnh nhân dễ thở hơn và điều hòa lại cơ thể.

Read more…

Hé lộ bí quyết chữa hen suyễn bằng gừng đơn giản, hiệu quả

20:41 |
Được biết đến là một trong những loại thực phẩm quen thuộc trong phòng bếp của mọi gia đình, gừng không chỉ làm món ăn thêm đậm đà mà còn có thể chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là bệnh hen suyễn. Cùng cẩm nang tìm hiểu cách chữa bệnh hen suyễn bằng gừng qua bài viết dưới đây: 

Bật mí tác dụng của gừng với bệnh hen suyễn


Theo nghiên cứu cho thấy, gừng có khả năng chữa bệnh hen suyễn do chứa nhiều hoạt chất giúp tăng giãn cơ hô hấp, long đờm, kháng viêm và đáp ứng miễn dịch… cụ thể:

  - Do có vị cay nóng, tính ẩm và mùi thơm sẽ giúp ôn trung, hồi dương, thông mạch. Đồng thời về tác dụng dược lý, gừng có tác dụng giảm ho, giảm đau, chống nôn, chống viêm…. Do đó, giúp khắc phục được nhiều căn bệnh như: viêm amidam, viêm xoang, trị ho, hen xuyễn…

  - Trong gừng có các thành phần chính như zingerone, gingerol, shogaol… được ví như  những chất chống viêm và giúp giảm đau tương tự như các loại thuốc chống viêm không steroid.

  - Bên cạnh đó, gừng còn giúp ngăn chặn sự co thắt và thư giãn đường dẫn khí.

  - Đồng thời, gừng còn có tính chống oxy hóa nhờ đó làm sạch những hóa chất độc hại cũng như có thể làm giảm những căng thẳng tâm lý dễ dẫn đến các cơn hen suyễn.

  - Ngoài ra, nhựa gừng còn có tác dụng làm sạch lượng chất nhầy dư thừa trong khí quản phổi, do đó góp phần chống lại tình trạng nhiễm trùng.

  - Đặc biệt, gừng còn có tác dụng giúp loại bỏ đờm gây ngứa ngáy ở cổ họng, cắt giảm tình trạng thở khò khè.

Khám phá các cách chữa bệnh hen suyễn bằng gừng hiệu quả


  - Cách 1: Dùng gừng, mật ong và nước ép lựu. Theo đó, bạn chỉ cần ép gừng lấy nước, sau đó trộn cùng mật ong và nước ép với tỉ lệ 1:1:1. Mỗi lần sử dụng chỉ cần khoảng 1 muỗng canh và một ngày chia làm 2-3 lần

  - Cách 2: Dùng gừng và mật ong. Với cách này bạn chỉ cần lấy 60g gừng tươi đem rửa sạch rồi giã nhuyễn và cho thêm một ít mật ong sau đó nấu đặc. Tiếp theo nặn thành từng viên nhỏ rồi dùng uống với nước cơm, mỗi lần khoảng 20 viên và mỗi ngày 4 lần.

  - Cách 3: Dùng nước gừng. Cách này chỉ cần khoảng 1 muỗng hạt cà ri vào nước đung sôi vài phút. Tiếp theo cho thêm nước ép gừng cùng mật ong trộn đều và uống đều đặn mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối để hiệu quả tốt nhất.

  - Cách 4: Dùng gừng và muối. Sau khi rửa sạch gừng tươi bạn giã nát rồi trộn cùng với muối để ăn hàng ngày. Cách này sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng khó chịu bệnh hen suyễn một cách hiệu quả.

  - Cách 5: Dùng nước gừng. Bạn chỉ cần rửa  sạch gừng rồi đem cắt lát đun sôi với nước hay bạn cũng có thể xay nhuyễn rồi pha với 1 cốc nước để uống mỗi ngày trước khi đi ngủ để thấy dễ chịu hơn.

Trên đây là những cách đơn giản bạn có thể áp dụng để điều trị bệnh hen suyễn bằng gừng một cách an toàn và hiệu quả. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn đang bị hen suyễn tìm ra giải pháp cho bản thân để có một cuộc sống hạnh phúc.
Read more…

Chữa bệnh hen suyễn bằng thuốc nam hiệu quả

19:03 |
Có nhiều phương pháp chữa hen suyễn tuy nhiên có khá nhiều băn khoăn nên dùng thuốc nam hay thuốc bắc, thuốc tây hay đông y thì mới hiệu quả. Việc chữa hen suyễn bằng thuốc nam đang được nhiều người lựa chọn vì an toàn và đem lại hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu một số bài thuốc dân gian chữa suyễn nhé!

Những người bị hen suyễn đều cảm thấy tức ngực, thở khó, ho nhiều, ho ra đờm, khi ngủ thường thở rít, thở khò khè thành tiếng. Việc chữa hen suyễn bằng thuốc nam giúp người bệnh dứt điểm bệnh từ những triệu chứng gây khó chịu cho người mắc phải. Đó là làm thông khí, tiêu đờm, thanh niên và bồi bổ cơ thể.

Hạt tía tô


Tía tô không độc có vị cay và tính ấm, ngoài có tác dụng làm gia vị còn có tác dụng lớn trong việc điều trị bệnh. Bên cạnh việc dùng để chữa cảm, sôt, tiêu hóa thì hạt tía tô có tác dụng tri ho, tiêu đờm, chữa hen suyễn rất tốt.



Chuẩn bị 10gr hạt tía tô, 10gr hạt bán hạ, 12grm hạt ý dĩ, 8gr hạt cây củ cải, 10gr trần bì. Tất cả đem cho vào nồi sắc với 800ml nước, cho lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng 200ml thì bắc xuống. Với bài thuốc nam chữa hen suyễn này người bệnh chia ra ngày uống 2 lần sau bữa ăn. Lưu ý dùng thuốc khi còn ấm để mang lại hiệu quả, không nên sử dụng thuốc khi đã nguội lạnh.

Ngoài ra có thể sử dụng 10gr hạt tía tô, 8gr hạt bán hạ, 12gr lá dâu tằm, 12gr hạt ý dĩ sắc với 800ml nước đến khi còn 200ml thì bắc xuống, cũng chia ngày uống 2 lần sau bữa cơm, nhưng không uống nóng, với bài thuốc này thì sử dụng khi đã nguội.

Mật ong trị hen suyễn


Mật ong có chứa các hợp chất carbohydratem, glucose, protein, vitamin, fructose… ngoài tác dụng làm đẹp, làm đồ uồng… thì có tác dụng chống viêm kháng khuẩn tốt đối với bệnh hen suyễn. Có thể dùng 30ml mật ong, 2gr bột quế hòa với 150ml sữa nóng, hàng ngày đều đặn uống một lần cùng kết hợp với bài thuốc ở trên thì sẽ nhanh chóng đánh bay hen phế quản khỏi cơ thể của bạn.

Chữa hen suyễn bằng lá trầu không


Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa hen suyễn rất hiệu quả. Lá trầu không cũng mang lại hiệu quả bất ngờ, lá trầu không rất quen thuộc với chúng ta, lá trầu không rất dễ tìm và có thể chữa được một số bệnh như bệnh lỵ trĩ… vì trong lá trầu không có chứa chất kháng sinh mạnh có thể kháng khuẩn rất tốt. Vì thế trầu không là cây thuốc nam chữa bệnh hen suyễn rất tốt.


Dùng 7-8 lá trầu không rửa sạch bỏ vào cối dã hoặc bỏ vào máy say nhuyễn với 4-5 lát gừng mỏng, đổ vào 1 bát con nước sôi  rồi ngâm trong vòng 10 phút, sau đó  khuấy đều rồi lọc qua khăn màn hoặc dụng cụ lọc, lọc  kĩ để chất thuốc trong lá ra hết với nước. Lấy nước đã lọc uống 2 lần trong ngày , sau bữa ăn nửa tiếng. Cứ làm như vậy khoảng 1 tuần thì dừng sau 30 ngày thì lại uống lại đến khi nào khỏi bệnh.

Chữa hen suyễn bằng thuốc nam mang lại hiệu quả rất tốt, tuy nhiên người bệnh không được chủ quan, cần phải kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cũng như thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường thể lực giúp cơ thể có thể kháng lại những vi khuẩn và virus gây bệnh.
Read more…

Thuốc điều trị hen phế quản mãn tính

01:37 |
Bệnh hen phế quản mãn tính là một trong những căn bệnh thường gặp và xuất hiện ở mọi độ tuổi. Vậy hen phế quản là gì? Bệnh có khó chữa không và chữa trị như thế nào?

Bệnh hen phế quản mãn tính góp mặt khi đường hô hấp và ống phế quản bị kích ứng vì các yếu tố dị nguyên từ môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể sẽ gây ra đường thở mắc phù nề, co hẹp lại và tích tụ đờm dịch nời cổ họng rất khó chịu. cho nên, cách thức trị bệnh hen suyễn mãn tính sẽ thiên về việc khắc phục tình cảnh viêm trong đường hô hấp, làm sạch và giảm tiết dịch.


1. Phương pháp chữa hen phế quản mãn tính bằng mật ong và gừng

Mật ong được xem là kiểu thuốc quý do vậy nó rất tốt cho bệnh nhân hen phế quản mãn tính, nhưng phải biết phương pháp dùng mới đem lại hiệu nghiệm cao. Lấy 2-3 tép tỏi đã bóc sẵn vỏ mang say nhuyễn, lấy một nửa muỗng cafe mật ong đem trộn đều với tỏi vừa say, rồi đưa cho bệnh nhân ăn. cách chữa này giúp làm giảm cảm giác nóng rát trong ngực, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

2. Chữa hen phế quản bằng lá trầu không và gừng

Dân gian có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện” nó dành cho cơ thể già ăn, không chỉ có tác dụng giúp chắc răng, nó còn có tác dụng chữa hen phế quản mãn tính. cách thức sử dụng như sau: Bạn chọn 10 lá trầu không rửa sạch thái bé, gừng 5 lát thái không lớn, tất cả cho vào cối giã nhuyễn. Lấy một nửa bát nước nóng đổ vào, ngâm trong khoảng 15-20 phút sau đó vắt lấy nước bỏ bã. Ngày uống 2 lần và uống sau ăn, mỗi đợt chữa trị kéo dài 6-7 ngày tùy từng trường hợp. cách điều trị hen phế quản mãn tính này rất hiệu quả nếu như bạn dùng nó mỗi ngày.

3. Trị hen bằng củ cải và mật ong

Củ cải có vị ngọt, tính mát, hơi cay, tính bình dùng chữa hen phế quản rất công hiệu. liệu trình làm rất đơn giản: bạn cần chuẩn bị 8-9 lát củ cải thái mỏng cho vào bát, sau đó đổ mật ong ngập lát củ cải và để ngâm trong 1 ngày. Sau đó lấy ra đem sao cho tới khi mật ong kết lại. thường ngày ăn 1-2 lần, mỗi lần 2-3 lát củ cải. Nếu kiên trì sử dụng phương án này thì bệnh sẽ tranh thủ thuyên giảm

4. Cải xoong và gừng giúp điều trị hen công hiệu

Cải xoong là món ăn quen thuộc mỗi ngày của chúng ta nhưng ít ai biết được nó lại có tác dụng chữa bênh. cách dùng: Lấy 200g cải xoong nhặt rồi rửa sạch cùng với vài lát gừng tất cả mang đi phơi khô. Sau đó mang sắc lấy nước uống thường xuyên. Tuy biện pháp này hơi lâu và mất thời gian nhưng nếu bạn áp dụng phương pháp điều trị hen phế quản mãn tính bằng phương pháp đều đặn thì nó mang lại công hiệu bất ngờ cho bạn.

5. chữa trị hen bằng gừng và đường phèn

Gừng có vị cay tính ấm có tác dụng chữa hen phế quản rất tốt. Bài thuốc này rất dễ làm bạn cần chuẩn mắc một củ gừng tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, sau đó tăng cường 2-3 thìa nước cốt chanh với một ít đường phèn, cho tất cả vào một bát khuấy đều lên. Đem đi đun hướng thủy rồi sử dụng uống thường ngày đến khi bệnh giảm.
Trên đây là 5 biện pháp chữa bệnh hen phế quản mãn tính bằng phương pháp dân gian bạn có thể tham khảo.
Read more…