Home »
Trong các phương pháp dân gian điều trị viêm amidan không thể không nhắc đến bài thuốc từ cây lược vàng được nhiều người áp dụng cho hiệu quả. Vậy thực hư phương pháp chữa viêm amidan bằng cây lược vàng có thực sự hiệu quả như nhiều người đã nói không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây:
Đúng như tên gọi, cây lược vàng từ xa xưa đã được nhiều người biết đến như một loại thảo dược "vàng". Loại cây này có tên khoa học là Callisia fragrans, thuộc họ thài lài. Theo các nghiên cứu y học, thành phần của cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất sinh học flavonoid vô cùng có ích cho sức khỏe như:
Chính vì những hoạt chất có lợi trên, loại thảo dược này thường được dân gian áp dụng để điều chế thành thuốc, có tác dụng chữa các chứng bệnh như: đau dạ dày, hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản, đau nhức khớp…
Và đặc biệt, loại cây này cho tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị một trong những căn bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất hiện nay – viêm amidan.
>>> Xem thêm cách chữa viêm amidan tại http://bit.ly/37va3Fh
Bên cạnh là một loại gia vị cho món ăn, muối còn phát huy công dụng tuyệt vời của mình khi kết hợp với cây lược vàng để chữa viêm amidan hiệu quả. Loại gia vị này có công dụng kháng khuẩn, giảm sưng và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Cách thực hiện phương pháp này như sau:
Chữa viêm amidan bằng cây lược vàng và dấm chuối
Dấm chuối là một loại thực phẩm dựa vào phản ứng lên men biến đổi những ethanol thành axit axetic có lợi cho cơ thể với tác dụng diệt khuẩn, làm dịu cơn đau hiệu quả và nhanh chóng. Chính vì vậy khi kết hợp với cây lược vàng chữa viêm amidan chúng đem lại những kết quả trị bệnh vô cùng hữu hiệu với cách làm cụ thể như sau:
Chuẩn bị: 50gr lá cây lược vàng tươi, 5ml dấm chuối
Cách làm: Lá lược vàng tươi đem về rửa sạch, để ráo nước rồi đem vào cối giã nát vắt lấy nước cốt cho vào một cốc sạch. Sau đó nhỏ lượng dấm chuối đã chuẩn bị vào cốc nước cốt rồi khuấy đều.
Sử dụng: Chia hỗn hợp vừa thu được làm hai phần, uống sau hai bữa cơm chính. Uống liên tiếp 5 ngày những triệu chứng viêm amidan kèm ho hay sưng họng sẽ biến mất.
Ngoài ra, công thức lá lược vàng chữa viêm amidan cùng dấm chuối còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị các chứng bệnh nội phủ khác như dạ dày, gan, thận, sỏi mật… cũng rất hiệu quả.
Ngoài những tác dụng hiệu quả, nhanh chóng và an toàn của lá lược vàng chữa viêm amidan hốc mủ đã kể trên, chúng tôi muốn lưu ý cho quý vị và các bạn một vài điểm khi sử dụng cây lược vàng chữa viêm amidan như:
Trên đây là những cách thức cũng như lưu ý khi dùng cây lược vàng chữa viêm amidan. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Xem thêm: http://bit.ly/2CSVeya
Trong số những mẹo dân gian chữa triệu chứng viêm tai giữa không thể không kể đến phương pháp chữa viêm tai bằng lá hẹ được nhiều người áp dụng. Dưới đây, Chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện An việt sẽ chia sẻ mẹo chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ hiệu quả tại nhà giúp bạn đẩy lùi nhanh chóng cảm giác khó chịu từ căn bệnh này, bạn hãy theo dõi nhé!
Ngoài việc sử dụng thuốc tây, có khá nhiều cách để điều trị bệnh viêm tai giữa. Áp dụng các bài thuốc chữa trị từ lá hẹ là cách đã được dân gian áp dụng từ lâu, nhưng vẫn còn có khá ít người biết đến.
Theo Đông y, hẹ tươi lành tính, có vị hơi cay, hơi chua. Đây là loại lá mang tính nhiệt, nhưng khi được nấu chín lại có tính ôn, có tác dụng tán độc, hành khí, ôn trung. Bởi vậy mà nó thường được dùng để điều trị chứng ra mồ hôi trộm, chữa ho, làm giảm sưng đau, trị chứng đi tiểu nhiều lần, tiêu hóa không tốt. Rễ và hạt của cây hẹ có khả năng thẩm thấu vào kinh can. Do đó, nó cũng có thể làm giảm các triệu chứng bệnh liên quan đến thận, trị táo bón, bị giun kim.
Trong lá hẹ tồn tại nhiều dược tính có tác dụng chữa bệnh, rất tốt cho cơ thể. Do đó, bạn cũng có thể sử dụng nó để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa.
Chuẩn bị: Khoảng 50g lá hẹ tươi.
Thực hiện: Lá hẹ đem rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước. Sau đó giã nhuyễn lấy nước, chắt dung dịch nước cốt lá hẹ vào một lọ nhỏ sạch dùng nhỏ tai trực tiếp.
Thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh. Mẹo chữa viêm tai giữa này cũng có thể sử dụng cho trường hợp kiến, muỗi, côn trùng khác bò vào tai gây viêm đau.
Ngoài việc dùng lá hẹ tươi, bạn có thể kết hợp lá hẹ với phèn chua để làm tăng hiệu quả chữa trị. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 50gr lá hẹ còn tươi, 50gr phèn chua.
Cách tiến hành: Đem lá hẹ đã chuẩn bị mang đi rửa sạch cùng với ít muối, để ráo và cắt thành từng khúc dài khoảng 10cm. Sau đó, lấy một miếng sắt dẹt, độ rộng đủ lớn và cho phèn chua và lá hẹ đã chuẩn bị lên bếp và đun nóng. Lưu ý là không nên dùng nồi nhôm hay gang để nấu phèn, vì chúng có thể làm giảm đi công dụng của nó. Cứ đun nhỏ lửa cho đến khi thấy phèn chua bị chảy ra hết thì tắt bếp. Mang hỗn hợp phèn chua và lá hẹ đi nghiền nát thành bột. Cất bột thuốc vừa thu được vào một cái lọ thủy tinh có nắp đậy để dùng hàng ngày.
Cách dùng: Dùng thuốc hàng ngày bằng cách lấy khoảng nửa thìa cà phê bột rồi thổi vào tai cần điều trị của người bệnh. Để thuốc không bị rơi ra ngoài, hãy lấy một tờ giấy sạch rồi cuộn tròn lại thành hình chiếc phễu. Lưu ý là cuộn sao cho một đầu của chiếc phễu có kích thước bằng với lỗ tai rồi đặt vào tai. Cho thuốc vào đầu phễu còn lại rồi thổi bột phèn chua và lá hẹ vào tai bị viêm. Để thuốc mang lại tác dụng tốt, bạn nên thực hiện 2 lần mỗi ngày. Làm thường xuyên cho đến khi thấy bệnh thuyên giảm. Vì một số dược tính trong lá hẹ dễ dàng bị phân hủy và bay hơi, do đó bạn chỉ nên dùng hết bột thuốc trong ngày. Đồng thời, bảo quản nó ở nơi thoáng mát.
Không thể phủ nhận công dụng mà các mẹo chữa viêm tai giữa mang lại nhưng nó chỉ có thể làm thuyên giảm những triệu chứng của bệnh tạm thời mà không thể điều trị triệt để cũng như căn nguyên bệnh, đặc biệt là không có mấy hậu quả nếu dùng trong cách chữa viêm tai giữa mãn tính.
Tuy nhiên khi áp dụng cách điều trị viêm tai giữa bằng lá hẹ, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Các bài từ dân gian thường không mang lại tác dụng nhanh chóng. Nó cần có thời gian để thuốc thẩm thấu một cách từ từ. Do đó, bạn cần phải sử dụng thường xuyên và trong thời gian dài thì mới cảm nhận được hiệu quả của nó.
- Các bài thuốc từ lá hẹ có thể khắc phục được bệnh nhẹ hoặc mới có dấu hiệu khởi phát. Đối với các trường hợp bệnh nặng, nó ít khi mang lại tác dụng. Do đó, nếu bệnh nặng hoặc sau khi sử dụng một thời gian mà không thấy hiệu quả, hãy đi khám để được tư vấn cách chữa trị tốt hơn.
- Cần chú ý giữ gìn và vệ sinh tai đúng cách. Tuyệt đối không được dùng các vật cứng hoặc bông gòn để cho vào tai.
- Nên sử dụng các dung dịch nhỏ tai để làm sạch tai, giảm tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài phương pháp chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ bạn có thể tham khảo thêm các mẹo chữa viêm tai giữa bằng dân gian như chữa viêm tai giữa bằng sáp ong, rau diếp cá, tỏi...
Polyp mũi có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn là ở trẻ nhỏ. Vì vậy các vấn đề xoay quanh bệnh polyp mũi như polyp mũi ở trẻ em là bệnh gì, có nguy hiểm không, biểu hiện và phòng chống bệnh ra sao được rất nhiều phụ huynh quan tâm.
Polyp mũi ở trẻ em được biết là các khối u mềm, hình giọt nước, được hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc các xoang khi khu vực này bị viêm kéo dài.
=>>> Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị bệnh polyp mũi ở trẻ nhỏ tại đây
Polyp mũi ở trẻ em gây chảy nước mũi, tắc mũi, thở khó khăn,... Nên rất hay bị nhầm với bệnh viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng.
Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn còn chưa rõ, polyp mũi thường phát triển trên nền viêm mạn tính, các rối loạn chức năng thần kinh thực vật và các rối loạn di truyền. Đa số các giả thiết cho rằng polyp là biểu hiện đặc trưng cho hiện tượng viêm mãn tính, do đó, bất cứ tình trạng nào dẫn đến viêm mãn tính trong khoang mũi đều có thể gây ra polyp mũi.
Các tình trạng có thể liên quan đến việc gây ra polyp mũi, bao gồm:
+ Hen phế quản
+ Xơ nang dịch
+ Viêm mũi dị ứng
+ Viêm mũi nấm dị ứng
+ Viêm mũi – xoang mạn tính
+ Hội chứng bất động lông chuyển nguyên phát
+ Bất dung nạp với Aspirin, rượu cồn
+ Hội chứng Churg-Strauss
+ Hội chứng Young
+ Viêm mũi không dị ứng kèm theo hội chứng tăng bạch cầu ái toan.
Các đặc điểm của triệu chứng trong bệnh này phụ thuộc vào độ lớn của khối polyp.
Polyp mũi nhỏ có thể không gây ra triệu chứng gì và chỉ phát hiện tình cờ khi khám tổng quát nếu polyp này nằm nhô ra phía trước của cuống mũi giữa. Polyp mũi nếu nằm ở phía sau sẽ không thể phát hiện khi thăm khám thông thường nếu như bé không có triệu chứng gì. Polyp mũi nhỏ tại một số vị trí thông thường như cuống mũi giữa có thể gây triệu chứng và làm chặn dòng chảy của các xoang, dẫn đến bệnh viêm xoang tái đi tái lại hay viêm xoang mạn tính.
Các triệu chứng do polyp gây ra có thể là: tắc nghẽn đường dẫn khí ở mũi, chảy nước mũi ra lỗ mũi sau, nhức đầu âm ỉ, ngủ ngáy và sổ mũi.
Trên một bé bị viêm xoang mạn tính thì giảm khứu giác và mất khứu giác cũng là một bằng chứng cho thấy bé có polyp mũi.
Sổ mũi là một trong những triệu chứng của polyp mũi ở trẻ em
Polyp lớn hay một polyp đơn độc có thể gây bít tắc hoàn toàn khoang mũi hoặc mũi họng. Điều này có thể gây ra triệu chứng ngưng thở lúc ngủ và tình trạng thở bằng miệng kéo dài.
Nếu bạn nhận thấy bé nhà mình có những triệu chứng này, hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp nhé.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi trẻ bị polyp mũi, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:
- Không tự ý áp dụng các phương pháp dân gian như nhỏ dầu tỏi, nhỏ mật ong..., vào mũi trẻ vì dầu tỏi có tính nóng có thể làm phỏng và hỏng niêm mạc mũi của trẻ nhỏ.
- Không rửa mũi quá nhiều lần cho trẻ, bởi việc rửa quá nhiều sẽ làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi của trẻ. Tần suất phù hợp để xịt mũi hoặc rửa mũi cho trẻ là từ 3 - 4 lần/ngày.
- Nhằm hạn chế làm tổn thương mũi gây vỡ các polyp và dễ nhiễm trùng, phụ huynh nên nhắc trẻ không được ngoáy mũi.
- Giữ ấm cho mũi trong lúc bị bệnh là một lưu ý quan trọng, tình trạng phù nề ở mũi sẽ tăng lên gây ra nhiều khó chịu, nguy hiểm hơn có thể khiến trẻ ngạt thở.
- Cha mẹ không tự ý nhỏ thuốc kháng khuẩn cho trẻ, chỉ được dùng thuốc khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh polyp mũi ở trẻ em và những lưu ý các bậc cha mẹ cần lưu ý. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp khoa tai mũi họng bệnh viện An Việt qua hotline 1900 2838 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.
Chào bác sĩ! Em bị viêm amidan mãn tính tái phát lại nhiều lần hơn một năm nay. Cách đây một tuần em đi khám lại bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan, nhưng một tuần nay e hay bị đau tai, em đang lo lắng quá. Bác sĩ ơi, cho em hỏi hiện tượng bị đau tai sau khi cắt amidan có sao không vậy ạ? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất.
(Minh Phương - Hà Giang)
Chào Phương!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi băn khoăn về thắc mắc bị đau tai sau khi cắt amidan của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Như chúng ta đã biết, Amidan là một bộ phận của họng, là hệ thống phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch và đóng vai trò thanh lọc các vi khuẩn hoặc virus muốn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc đường miệng. Viêm amidan thường xảy ra khi tình trạng nhiễm khuẩn hoặc virus trở nên quá tải làm chúng sưng lên và viêm. Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm amidan đó chính là phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật cũng có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm
Sau khi cắt amidan bệnh nhân thường gặp phải các biến chứng như đau lỗ tai, chảy máu, đau họng, viêm họng sau khi cắt amidan. Như chúng tôi đã giải thích trên thì amidan làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Nếu bị cắt đi thì chức năng bảo vệ suy giảm và thường khiến cho người bệnh dễ mắc phải các bệnh lý về tai, mũi, họng,… Trong trường hợp bệnh nhân bị đau tai sau khi cắt amindan thì có nguy cơ người bệnh đã mắc viêm tai giữa. Khi gặp phải tình trạng này quá lâu, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để khám và phát hiện bệnh đúng lúc, tránh để lại biến chứng về sau.
Như đã nói trên, sau phẫu thuật viêm amidan, người bệnh thường phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm ở tai, mũi, họng. Do vậy để cải thiện tình trạng cũng như phục hồi sức khỏe tốt hơn sau khi cắt amidan, BS Hoài An cũng lưu ý bệnh nhân sau khi cắt amidan như sau:
- Cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên nói chuyện ngay sau khi phẫu thuật tránh làm ảnh hưởng đến giọng nói.
- Sau phẫu thuật 4 giờ đầu, người bệnh không vận động mạnh, tránh làm ảnh hưởng đến vết thương.
- Bệnh nhân nên nằm viện để theo dõi sau khi phẫu thuật, tránh nguy cơ xuất huyết sau khi mổ.
- Luôn giữ ấm cơ thể, ăn thức ăn mềm, kiêng đồ ăn lạnh và cứng để vết thương phục hồi hoàn toàn.
- Nếu có bất cứ biểu hiện nào thì nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ tránh tình trạng nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật amidan, tránh vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng vùng họng.
- Nước lọc, sữa tươi, sữa chua, nước ép trái cây rất phù hợp để tăng cường hệ miễn dịch đối với người bệnh sau phẫu thuật, vì vậy đừng nên bỏ qua chúng.
Trên đây là giải đáp tình trạng đau tai sau phẫu thuật amidan. Hy vọng với những thông tin trên đây mọi người sẽ hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh để từ đó có phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Nhiều bệnh nhân khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan mấy ngày soi cổ họng thì có thấy hai bên chỗ mổ có màu trắng nhiều người không biết đó là gì và hỏi các hiệu thuốc thì họ nói là giả mạc sau khi cắt amidan, Vậy giả mạc sau khi cắt amidan là gì? Bong giả mạc sau cắt amidan có đau không?
Sau khi cắt amidan thấy xuất hiện màu trắng hai bên cổ họng thì đó là giả mạc. Giả mạc sau cắt amidan là một lớp màu trắng như bông phủ hố amidan, chúng có tác dụng bảo vệ và giúp cầm máu hố mổ, chúng tự bong từ ngày 7-10, chứ không phải là mủ. Giả mạc sau cắt amidan là một hiện tượng không có gì đáng lo ngại cả, vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên chú ý không nên khạc nhổ mạnh để bong giả mạc vì nếu bong ra sẽ bị chảy máu. Thông thường, vết cắt amidan trong cổ họng sẽ lành hẳn sau khoảng 2 tuần mổ.
Xem thêm: http://khoataimuihongnhi.com/cat-amidan-bang-laser/
Tuy đây chỉ là một phẫu thuật nhỏ, khá đơn giản và an toàn nhưng trong và sau quá trình cắt amidan có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, có thể do kỹ thuật cắt amidan không đúng cách, do người bệnh bị rối loạn đông máu hoặc do chăm sóc không đúng. Vì vậy, dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm sau khi cắt amidan bạn cần biết để từ đó biết cách chăm sóc cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả.
Bong giả mạc sau khi cắt amidan có đau không sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bong tróc. Nếu bạn để tự nhiên, giữ gìn cổ họng, ăn uống các chất mềm lỏng thì lớp giả mạc này sẽ bong một cách tự nhiên, thậm chí bạn còn không biết được nó biến mất từ lúc nào.
Nhưng nếu bạn thường xuyên ho khạc nhiều, ăn các loại đồ ăn cứng hoặc gây kích thích họng, tạo ma sát thì lớp giả mạc này sẽ bong ra khi vết mổ chưa thực sự lành. Khi đó, bạn sẽ thấy hơi đau rát và chảy máu. Mặc dù giả mạc bong ra không có gì đáng ngại nhưng vết thương cũng sẽ bị mất một lớp bảo vệ cứng cáp nên lâu lành hơn. Vậy nên, người bệnh lưu ý không nên khạc nhổ mạnh hoặc cố tình bóc tách phần giả mạc này khi họng chưa thực sự phục hồi.
Dù giả mạc đã bong nhưng vẫn cần thời gian để phục hồi hoàn toàn, vì vậy bạn nên cần lưu ý và thực hiện tốt những điều sau:
– Kiêng nói chuyện to, khạc nhổ mạnh, vì những điều này sẽ làm vết thương bị rách và chảy máu nhiều, thông thường cần phải kiêng khoảng 1 tuần tùy vào mức độ phục hồi của mỗi người. Nếu không may gặp phải tình trạng chảy máu nhiều thì nên nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được các bác sĩ cầm máu đúng cách kịp thời.
– Không ăn những thực phẩm hay thức ăn cứng vì chúng có thể gây cọ xát với vết thương làm vết thương chảy máu nhiều. Thay vào đó, nên ăn các loại thức ăn lỏng, mềm để hạn chế thấp nhất những tổn thương có thể xảy ra với cổ họng.
– Nên tránh xa các thực phẩm, thức uống gây kích thích niêm mạc họng như uống rượu bia, nước lạnh, sử dụng đồ ăn cay nóng, hút thuốc lá vì những chất này có thể phá hủy niêm mạc họng và khiến cho bệnh tái phát trở lại rất nguy hiểm.
– Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm ở khoang miệng, nhằm hạn chế viêm sưng làm vết thương sau phẫu thuật khó lành hơn. Để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn nên đánh răng ngày 2 lần sáng – tối, đồng thời nên súc miệng bằng nước muối loãng, tuy nhiên khi súc nên hạn chế khạc nhổ quá mạnh.
– Nên biết cách giữ ấm cho cơ thể và đặc biệt là vùng họng, khi ra đường nên bịt khẩu trang, quấn khăn kín đáo để tránh tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, ô nhiễm môi trường và không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là giải đáp một số thông tin về giả mạc sau cắt amidan là gì và cách phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra sau khi cắt amidan. Mọi người có thể tham khảo để biết rõ hơn về vấn đề này, để từ đó hạn chế xảy ra những hậu quả nghiêm trọng ngoài ý muốn.
Cắt amidan xong bị chảy máu là một trong những tình trạng có thể gặp phải và khiến người bệnh không khỏi lo lắng không biết có nguy hiểm không? Và làm thế nào để khắc phục. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết sau để có giải pháp kịp thời
Xem thêm: Cắt amidan khoảng bao nhiêu tiền tại đây
Cắt amidan là phương pháp điều trị chủ yếu trong những trường hợp viêm amidan to gây bít tắc đường thở, đường ăn. Tình trạng viêm tái phát nhiều lần trong năm và đã gây những biến chứng, điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả.
Ngay sau khi phẫu thuật hoặc một tuần sau khi các vẩy (hay còn gọi là giả mạc) từ vị trí phẫu thuật rơi ra, bạn có thể bị chảy một lượng máu nhỏ. Tuy nhiên, chảy máu có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình phục hồi.
Sau khi phẫu thuật cắt amidan bạn sẽ thường thấy những đốm máu nhỏ từ mũi hoặc trong nước bọt nhưng máu đỏ tươi là một vấn đề đáng lo ngại. Đó có thể là biến chứng nghiêm trọng được gọi là xuất huyết sau cắt amidan. Xuất huyết rất hiếm xảy ra, thường vào khoảng 3.5% ca phẫu thuật và thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em.
Khi bị chảy máu sau cắt amidan, người bệnh trước hết cần bình tĩnh và làm theo các hướng dẫn sau:
- Chảy ít máu: uống nước đá và nằm xuống nghỉ ngơi.
- Chảy nhiều máu hay chảy máu không ngừng: quay trở lại phòng cấp cứu ngay lập tức.
Sau cắt amidan, bạn sẽ bị nuốt đau và rất khó ăn uống trong tuần đầu tiên sau cắt. Ăn sữa 2 ngày đầu, cháo loãng hay soup hai ngày kế, cháo đặc soup đặc 2 ngày tiếp. Ngày thứ 7 ăn cơm nhão. Sau ngày thứ 7 có thể ăn uống lại bình thường. Không ăn thức ăn uống còn nóng dễ gây chảy máu. Tránh ho, khạc mạnh có thể gây chảy máu trong 2 tuần sau mổ. Vết cắt amidan trong họng sẽ lành hẳn sau mổ 2 tuần. Cần kiêng nói trong ngày đầu tiên sau cắt A.
Tránh súc miệng hoặc đánh răng quá mạnh. Nhẹ nhàng chải răng và súc miệng theo hướng dẫn để tránh gây chảy máu sau cắt amidan.
Cố gắng hạn chế ho, hắt hơi hoặc xì mũi. Tới ngay bệnh viện để điều trị nếu bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhằm hạn chế tình trạng hắt hơi hoặc dị ứng.